Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014

Leica T về Việt Nam với giá 95 triệu đồng

Mẫu máy ảnh không gương lật cao cấp của Leica gây ấn tượng với vỏ nhôm tinh xảo, thiết kế và phím điều khiển tối giản và hầu hết thông qua màn hình cảm ứng

Hơn 3 tuần sau khi trình làng trên toàn thế giới, Leica T đã có mặt tại Việt Nam. Máy cho cảm giác cầm lớn hơn so với trên ảnh, độ nặng vừa phải, đầm tay và chắc chắn dù có những ý kiến về lớp vỏ nhôm khó cầm khi ra mắt. Sản phẩm còn đi kèm với các phụ kiện như dây đeo silicon, bao đựng bảo vệ nhiều màu sắc hấp dẫn. 
Bộ sản phẩm kèm ống kính kit 18-56 mm có giá 95 triệu đồng. Nếu mua riêng thân máy là 49 triệu đồng, ống kính kit là 46 triệu đồng, ống kính 23 mm f/2 là 50 triệu đồng.
Leica T là sản phẩm ra đời dưới sự hợp tác với đội ngũ thiết kế của hãng ôtô Audi (trước đó từng có hai sản phẩm là Leica C và M9 Titanium). Máy được làm từ hợp kim nhôm đúc nguyên khối, thời gian đánh bóng bằng tay tới 45 phút mỗi chiếc, lắp đặt thủ công và ra đời tại chính quê hương của Leica, nước Đức.
http://adf.ly/n03HH

Leica T. 
Máy có đèn flash dạng pop-up được giấu vào thân máy. Các nét thiết kế của máy liền mạch, mềm mại, ít có chi tiết thừa và hoàn toàn khác so với những mẫu Leica M cổ kính, phong trần. Nhà sản xuất cũng đơn giản tối đa hệ thống điều khiển với chỉ hai bánh xe, nút chụp, vòng chỉnh nguồn và phím quay phim. Mọi tính năng khác được điều khiển thông qua màn hình 3,7 inch độ phân giải 854 x 480 pixel hỗ trợ cảm ứng.
http://adf.ly/n03HH
Leica T có thể gắn kính ngắm EVF nhưng chỉ là tùy chọn thêm. Máy cũng tích hợp khả năng lấy nét tự động, kết nối Wi-Fi và có thể điều khiển từ xa thông qua ứng dụng cho các máy chạy iOS.
Phần cứng bên trong của Leica T bao gồm cảm biến CMOS APS-C độ phân giải 16 megapixel do Sony sản xuất, không có bộ lọc răng cưa để tăng tính chi tiết của ảnh, ISO hỗ trợ tối đa là 12.800. Máy có thể quay video chuẩn Full HD ở tốc độ 30 khung hình mỗi giây và âm thanh sterreo. Leica cho biết pin đi kèm có thể sử dụng để chụp 400 kiểu sau mỗi lần sạc.
http://adf.ly/n03HH

Máy ảnh của Leica sẽ bắt đầu bán ra trên toàn thế giới vào ngày 26/5 nhưng một bất ngờ lớn nằm ở mức giá của sản phẩm. Nguyên thân máy là 1.850 USD, cao hơn so với nhiều máy mirrorless trên thị trường nhưng là "rẻ" so với các máy cảm biến lớn của Leica.
http://adf.ly/n03HH

Do sử dụng ngàm mới, Leica cũng đưa ra hai phiên bản ống kính đầu tiên tương thích bao gồm Leica Summicron-T 23mm f/2 ASPH và Vario-Elmar-T 18–56 mm f/3.5–5.6 ASPH.

Thứ Ba, 13 tháng 5, 2014

Những tác phẩm đẹp Tạo Hóa ban tặng




Tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam như thế nào

Trên 80 tàu Trung Quốc bố trí thành nhiều lớp sẵn sàng đâm và hăm dọa, dùng vòi rồng tấn công bất cứ tàu nào của Việt Nam tiến vào khu vực đặt giàn khoan trái phép.



Sáng 12/5, phóng viên VnExpress có mặt trên tàu 8003 đã tiếp cận giàn khoan Hải Dương-981 mà Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng biển thuộc thềm lục địa Việt Nam. Cùng thời điểm này, các tàu Cảnh sát biển Việt Nam mang số hiệu 2013, 2015, 2016, 4032 cũng vào khu vực giàn khoan để làm nhiệm vụ tuyên truyền. 
8h30, tàu Cảnh sát biển Trung Quốc áp sát tàu Cảnh sát biển Việt Nam.Việt Nam phát loa báo với nội dung: Đây là vùng biển thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo luật biển Việt Nam và công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, mọi hoạt động của các vị là trái phép, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, nhất là luật biển năm 1982, yêu cầu chấm dứt hoạt động trên, rút các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển Việt Nam...".
Thông điệp phát đi bằng ba thứ tiếng Việt, Trung Quốc và Anh. Tuy nhiên, tàu Trung Quốc được bố trí dày đặc, tiếp tục hung hăng áp sát, chủ động tấn công tàu thực thi pháp luật của Việt Nam. Có lúc tàu Trung Quốc kẹp sát tàu Việt Nam, cách khoảng 200 m.
Lúc 9h, tàu 8003 phát hiện tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc mang số hiệu 534 áp sát, cách tàu 8003 khoảng 3 hải lý.
Khi tàu Việt Nam cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 7 hải lý về phía Nam, tàu hải cảnh 3401 của Trung Quốc sử dụng vòi rồng phun nước vào tàu Trường Sa 22 của Việt Nam.
Hơn 10h ngày 12/5, một chiếc máy tuần thám Trung Quốc quần thảo ngay phía trên các tàu cảnh sát biển và tàu kiểm ngư Việt Nam đang làm nhiệm vụ. Dù bị uy hiếp, các tàu Việt Nam quyết bám trụ thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, yêu cầu các lực lượng Trung Quốc rút giàn khoan và tàu hộ tống ra khỏi vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Từ chiều đến tối 12/5, tình hình tại khu vực đặt giàn khoan Hải Dương 981 vẫn rất căng thẳng. Trung Quốc liên tục gây rối, nòng súng trên các tàu Trung Quốc luôn chĩa theo sự di chuyển của tàu Việt Nam. 
Đại úy Nguyễn Huy Trung, Chính trị viên tàu Cảnh sát biển 8003 cho biết, những ngày tới có thể tình hình vẫn tiếp tục căng thẳng. Lực lượng Cảnh sát biển sẽ tiếp tục bám trụ, thực hiện đúng đối sách, mệnh lệnh từ Sở chỉ huy.
Theo Đại úy Trung, ngoài việc tiếp cận tuyên truyền, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu thuyền hộ tống trái phép ra khỏi thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của nước ta, các cán bộ chiến sĩ còn có nhiềm vụ bảo vệ ngư dân đang đánh bắt hợp pháp trong vùng biển Việt Nam.

Trước đó, trưa 11/5, khi tàu kiểm ngư 926 của Việt Nam tiếp cận vị trí cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 6 hải lý, lập tức có hàng chục tàu Trung Quốc áp sát. 10h, không chỉ tàu 926, mà tàu CSB 4032 cũng bị bao vây bởi các tàu hải giám, hải cảnh Trung Quốc và phía trên là máy bay tuần thám.
Trung Quốc triển khai trên 80 tàu luôn bọc lót, bố trí thành nhiều lớp rất hung hãn. Những con tàu này sẵn sàng đâm, hăm dọa và dùng vòi rồng tấn công khi phát hiện bất cứ tàu nào của Việt Nam tiến vào khu vực giàn khoan 981. Trung Quốc cũng nới rộng vòng cảnh giới từ 3 hải lý lên khoảng 10 hải lý.
Chiều cùng ngày, tàu 4032 của Cảnh sát biển Việt Nam đang thực thi pháp luật tại vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thì bất ngờ bị tàu Trung Quốc tông. Do đã chuẩn bị các phương án đề phòng từ trước, nên các chiến sĩ trên tàu 4032 đã kịp thời điều khiển để tránh được cú đâm trực diện.

Nguồn: Vnexpress

Ngoại trưởng Mỹ nói hành động của Trung Quốc là hung hăng

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết Washington và các nước quan ngại sâu sắc về hành động "hung hăng" của Trung Quốc ở Biển Đông. Đây là bình luận của quan chức cấp cao nhất chính phủ Mỹ kể từ khi căng thẳng bùng lên đầu tháng này.

Ngoại trưởng Kerry cho biết ông và người đồng nhiệm thảo luận về nhiều chủ đề. "Một trong những vấn đề mới nhất, rõ ràng, là thách thức của Trung Quốc đối với quần đảo Paracel (Hoàng Sa). Và chúng tôi đặc biệt quan ngại, quan ngại sâu sắc về hành động gây hấn này", ông Kerry hôm qua nói trước cuộc gặp với Ngoại trưởng Singapore K. Shanmugam.
"Chúng tôi muốn thấy việc thiết lập một bộ quy tắc ứng xử, chúng tôi muốn thấy vụ việc này được giải quyết một cách hòa bình bằng luật biển, thông qua trọng tài hay bất cứ biện pháp nào khác, nhưng không phải là đối đầu trực tiếp và hành động hung hăng", ngoại trưởng Kerry nói.
Ông Shanmugam thể hiện sự đồng tình với người đồng cấp Mỹ trong mong muốn ASEAN và Trung Quốc thống nhất bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông. "Chúng ta cần đạt một tình hình mà trong đó, các bên giải quyết tranh chấp và sự khác biệt theo cách tất cả đều chấp nhận được", AP dẫn lời ông Shanmugam nói. 
Cuộc gặp gỡ giữa hai ngoại trưởng Mỹ - Singapore diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, sau khi Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan 981 tại vùng thềm lục địa của Việt Nam. 
Phía Việt Nam đã sử dụng lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi phạm vi chủ quyền của Việt Nam. Ít nhất 9 người trong lực lượng kiểm ngư của Việt Nam bị thương trong các cuộc đụng độ, tấn công của lực lượng Trung Quốc.
Mỹ tuyên bố không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ, nhưng có lợi ích trong tự do thương mại và hàng hải ở Biển Đông, nơi có nhiều tuyến hàng hải nhộn nhịp giao cắt.

Nguồn: Vnexpress